Загрузил Minh Thuận Quang

01. NHÂN QUẢ

реклама
Ý PHÁP 1: NHÂN QUẢ
1- Nhân là gì? Quả là gì?
NHÂN
Hạt nhân
QUẢ
Trái quả
Con người
Kết quả
- Nhân là hạt nhân:
+ Nhân là mầm. Nếu mầm tốt mà được trồng vào mảnh đất tốt. hội tụ đủ nắng, gió, độ
ẩm, không khí thì sẽ ra quả ngon và gỗ tốt.
+ Có những hạt mầm yếu, không biết vươn lên để sống mà suốt ngày chỉ nghĩ mình
yếu thì sẽ mọc lên một cây yếu ớt, không mang lại hữu ích gì cho đời.
+ Có những hạt mầm tốt, sức sống mạnh mẽ thì cho dù gieo vào mảnh đất cằn cỗi,
không hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi của môi trường sống thì vẫn sẽ mọc lên cây cho
quả ngon hoặc cho gỗ tốt để xây nhà hoặc xây chùa. Cây đó hoàn thành hạnh nguyện:
• Sự sống trọn vẹn về tuổi thọ
• Phục vụ được tốt nhất cho con người
- Nhân là do con người
+ Nhân ban đầu do tâm khởi
Nhân khởi tốt thì quả tốt
Nhân khởi xấu thì quả xấu
+ Con người khi sinh ra nhưng không biết mình sinh ra để làm gi? Không biết những
nhân mình đã khởi từ tiền kiếp, đến bây giờ đang đón những quả là:
• Bản thân
• Gia đình
Nhân khởi của mình tốt – xấu như thế nào
• Công việc
thì bây giờ đón được quả tốt – xấu như thế đó
• Tài chính
• Quan hệ
Nhưng mình lại không hiểu quả của ngày hôm là do nhân của mình khởi từ tiền kiếp
quá khứ tạo ra. Mà lại nghĩ rằng số phận của mình đáng ra phải được cái này, phải
được cái kia. Chỉ để ý những người xung quanh thấy tại sao hàng xóm, người khác
có cuộc sống hạnh phúc thế, giàu có thế mà bản thân và gia đình mình lại có cuộc
sống khổ đau, vất vả, nghèo khó thể. Từ đó, sinh ra đố kỵ, ghen ghét, so sánh, đổ lỗi,
lẩn tránh, li dị khỏi “ông hàng nhà” để chạy theo “ông hàng xóm”.
2- Nhân duyên trong gia đình lớn là gì?
Nhân duyên trong gia đình nhỏ là gì?
- Tại sao ta về với gia đình này mà không về với gia đình kia?
Nhưng ta phải hiểu rằng nhân duyên đầu tiên mà mình khởi lên và gặp lại chính là
với bố mẹ mình. Vì trong tiền kiếp mình và bố mẹ mình có nhân duyên với nhau,
mình đã gặp họ:
• Một là họ đã cứu mình, mình đã có ý nguyện sau này gặp lại để trả ơn cho họ.
1
• Hai là, mình đã cứu họ nên họ đã có ý nguyện sau này gặp lại để họ trả ơn cho
mình.
Nên gia đình vừa là điểm tựa; các thành viên trong gia đình vừa có duyên nợ
và nhân duyên với nhau.
+ Trong gia đình lớn
• Giữa mình và bố mẹ mình có duyên nợ tiền kiếp với nhau mà kiếp này gặp lại.
Anh chị em mình có duyên nợ với bố mẹ nên cùng về chung trong một gia đình.
Nên anh chị em trong gia đình là “kiến giả nhất phận”, mình có nhân duyên với
họ chứ không có duyên nợ với họ.
• Trong gia đình là nhân quả tiền kiếp, kiếp này ta gặp lại để tra nợ nhau. Nhiều
người thấy gia đình nghèo túng, bố mẹ không được như ý thì buồn, chán, bỏ bê
gia đình, không sum vầy... thì kiếp sau vẫn còn nợ phải quay lại để trả tiếp, có thể
là bố mẹ, có thể là vợ chồng con cái. Cho nên ta ở trong gia đình nào là quả mà ta
khởi nhân từ trước nên phải sống trong gia đình cho tròn.
• Có những gia đình bố mẹ phải trả nợ con cái thì chiều chuộng con. Nếu con cái
nợ bố mẹ thì phải chăm sóc bố mẹ từ công việc, tài chính, có lúc bố mẹ lấy tiền
của mình để tiêu, hoặc làm việc nọ việc kia, hoặc ông bà ốm đau mình phải chăm
sóc.
Có gia đình không hiểu được điều đó, nên trong nhà có 3, 4 anh chị em nhưng chỉ
mỗi mình phải chăm sóc bố mẹ, còn các anh chị em khác thì hờ hững, họ chỉ nói
hay bắt mình làm này làm kia... Nhưng lúc nào bố mẹ có gì cũng dồn hết cho họ
(đưa tiền cho họ vay, mình biếu tiền bố mẹ lại cho họ...)
Nên mình sân hận, trách móc bố mẹ, có những lời nói, thái độ lỗi Đạo Hiếu với bố
mẹ, bỏ bê việc chăm sóc bố mẹ hoặc đòi phân chia việc chăm sóc bố mẹ với anh
chị em. Ngoài ra sân hận, uất ức, bực tức, ghen tỵ, trách móc với các anh chị em
khác thiếu trách nhiệm; hay đối xử không tốt với bố mẹ hoặc bố mẹ đối xử với
anh chị đó tốt hơn so với mình.
Nhưng vì mình không hiểu được gốc nhân quả là mình nợ bố mẹ; còn đó là nhân
quả của giữa bố mẹ và anh chị em trong nhà. Nên trong khi tâm khởi của mình
xuống để bảo ơn, trả nợ bố mẹ thì mình lại không tròn vai trò đó. Và giữa mình
và anh chị em vốn chỉ có nhân duyên, không có duyên nợ thì lại sinh ra nghiệp
quả tiếp theo, kiếp sau lại phải quay trở lại để trả cho nhau.
Vì vậy, mình nên tập trung làm tròn vai trò báo hiếu của mình với bố mẹ cả 2 bên,
tứ thân phụ mẫu là như nhau để trả hết nợ bố mẹ. Không mắc tâm vào cách sống
giữa bố mẹ và anh chị em thế nào, vì điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào nhân quả
giữa bố mẹ và anh chị em của mình với nhau chứ không liên quan đến mình.
Còn nếu như mình không phải là người chăm sóc, anh chị mình đang chăm sóc
bố mẹ mà mình có Trí tuệ, mình giúp đỡ quan tâm đến họ, trợ họ một tay để họ
không sân hận đến mình thì mình và họ không có ân oán tiếp theo.
2
+ Trong gia đình nhỏ, vợ chồng cũng là duyên nợ, nợ đời (nợ công và nợ của)
Nhân duyên giữa vợ chồng là do tâm khởi đến với nhau để thực hiện việc nào đó:
• Báo ơn hoặc đòi nợ nhau: Là nợ nhiều kiếp mà mình và họ chưa trả hết, kiếp này
làm vợ chồng để trả tiếp.
• Sinh ra đứa con có duyên nợ với cả hai người.
• Nương tựa vào nhau để cùng thực hiện một hạnh nguyện,
Tuy nhiên, do mình không hiểu tâm khởi gặp nhau để làm những điều trên nên mình
lại bắt người ta chiều chuộng mình, phục vụ mình, chăm sóc mình.
Có những gia đình gặp lại nhau để đòi nợ nhau, do tiền kiếp mình nợ họ bằng công
và của nhiều mà ta chưa trả được nên kiếp này gặp lại để trả.
3- Dấu hiệu của nợ bằng công và bằng của
Nợ bằng công:
Mình nợ công họ thì mình phục vụ họ suốt mà họ vẫn chê: mình giặt quần áo sạch
họ bảo bẩn, nấu cơm ngon họ chê rồi bỏ đi nhà hàng ăn, mình đi làm họ bảo đi chơi,
mình làm gì thì họ chê cái đó, Từ đó sinh ra bực mình, xích mích, mâu thuẫn, thậm
chí không còn muốn ở với nhau. Có những người không trả, bức xúc, bỏ trốn, nhưng
không bỏ được, trốn kiếp này kiếp sau quay lại trả tiếp, gọi là nợ đời.
Nợ bằng của:
+ Họ ốm đau, bệnh tật mình phải chăm để trả nợ cho họ.
+ Có người ăn chơi, phá phách mình phải đi trả nợ cho họ
+ Có người ăn trộm đồ của mình để bán
Nợ bằng của là cứ việc gì của người khác mà mình phải bỏ tiền của mình ra để trả
giúp cho họ.
Nên khi biết mình đang trả nợ cho người ta thì không kêu ca, phàn nàn mà hoan hỷ để
trả hết. Khi thoát tâm như vậy thì không tạo thêm ý nghiệp, khẩu nghiệp mới nữa thì
thoát được khổ.
Như vậy, trong gia đình nhỏ, hai vợ chồng là về với nhau theo nhân quả, và có
nhân duyên với gia đình 2 bên. Nên hai vợ chồng cần báo hiếu, báo ơn sinh thành
của tứ thân phụ mẫu và gia tiên dòng họ hai bên nội ngoại.
4- Nhân quả chỉ cho ta hiểu về TỘI ĐỒNG LÕA
Nhiều người kiếp này đang phải sống chung với bố mẹ, vợ chồng con cái, anh chị em
mà họ là người bị tù tội, ăn trộm, mắc vào tệ nạn xã hội, bệnh tật...
3
Do không hiểu được gốc vấn đề do đâu nên lúc sống với họ ta thường mắc tâm với họ,
chán nản, ghét bỏ họ. Bản thân thì lo lắng, sợ bị mang tai tiếng rằng bố mẹ, vợ chồng,
con cái, anh chị em của mình là người xấu, bị xã hội xem thường.
Trí tuệ chỉ cho ta biết rằng:
Họ bị như vậy là đang trực tiếp phải trả nghiệp của bản thân họ từ tiền kiếp. Còn
mình bị mang tai tiếng là do nhân quả tiền kiếp khi ta chúng kiến họ làm sai, tạo
các nghiệp đó nhưng mình lại:
+ Không nhắc nhở họ
+ Còn hùa vào, ủng hộ họ
+ Thụ hưởng lợi dưỡng từ tiền sai trái họ kiếm được
⇨ Nên ta đã mắc phải tội đồng lõa với họ trong tiền kiếp. Nên kiếp này mình vừa phải
chăm sóc họ do nợ công nợ của họ, vừa phải bị mang tiếng xấu do tội đồng lõa gây nên.
Các Ngài dạy:
“Không biết mà nói là dở
Biết mà không nói là hiểm”
Mình biết người ta sai mà không nói cho người ta sửa đổi thì đó là hiểm ác nên kiếp
này mình bị mang tiếng xấu chính là đang phải chịu nhân quả do mình tạo ra, chứ không
phải do họ mà mình bị mang tiếng. Hiểu được điều đó thì ta không oán trách, ghét bỏ
họ mà còn cần có tâm từ bi để giúp họ.
Để giúp được họ thì trước tiên cần hiểu họ bị như vậy là do đâu?
+ Do ảnh hưởng của môi trường?
+ Do tính cách của họ gây ra?
+ Hay do nghiệp tiền kiếp của họ?
Nếu do ảnh hưởng của môi trường hoặc do tính cách của họ mà khiến họ mắc những
điều đó, thì khi ta giúp họ dứt khỏi môi trường hoặc giúp họ sửa đổi tâm tính thì họ sẽ
thoát ra được, không còn mắc nữa.
Còn nếu họ đã thoát khỏi môi trường, sửa đổi tam tỉnh rồi mà vẫn bị mắc phải những tệ nạn,
bệnh tật đó thì là do nghiệp tiên kiếp mắc phải: Ăn trộm, chơi bời, phạm tội... nên kiếp này
đang phải trả nghiệp.
Vậy kiếp này khi sống với những người như vậy thì ta cần giúp họ:
+ Sám hối giải nghiệp
+ Tạo phúc và trả nợ cho họ
+ Khi thấy người khác làm sai thì ta phải hành đạo: Chia sẻ Trị tuệ cho họ, không thờ ơ,
vô tâm, đại khái, chủ quan nữa. Và mình phải từ chối không thụ hưởng tiền của từ việc làm
sai của họ như đồ ăn trộm, cờ bạc, trai gái...
4
5- Nhân quả là của cá nhân:
Gốc của NHÂN QUẢ cần hiểu là: Bất kỳ quả nào từ bản thân, gia đình, công việc, quan hệ...
mình gặp phải đều là do cái nhân mình đã khởi ra, nên dù bất luận thế nào ta cũng phải làm
tròn vai trò, trách nhiệm của mình với điểm tựa; tuyệt đối không để tạo thêm ân oán hay nợ
nần nữa vì kiếp sau sẽ phải quay lại trả.
Dù ta có sinh ra trong một gia đình có phúc đức kém mà ta có khát vọng, bám vào Trí tuệ và
phát tâm từ bi làm việc tốt thì khi đủ phúc đức và nhân duyên thì sẽ được các Ngài se cho quả
tốt – chính là các phần mà không bị phụ thuộc vào người khác, ta vẫn vượt qua được hoàn
cảnh để tạo ra được các quả tốt trong cuộc đời.
Nhân quả là của cá nhân. Nên mình không được phép ép buộc, oán trách ai trong gia đình
phải sống thế nào, mà chỉ có thể chia sẻ Trí tuệ để họ hiểu và sống chuẩn mực, tự hóa giải ân
oán với các thành viên khác trong gia đình.
Ý PHÁP NHÂN QUẢ GIÚP TA:
+ Hiểu nhân quả là của cá nhân:
• Không ai hưởng thay cho ai và không ai chịu thay cho ai. Nên ta không kêu ca, phàn
nàn, oán trách người khác mà hoan hỉ đón nhận tất cả các quả đến với mình. Sau đó
ứng dụng Trí tuệ để tròn mọi nhân duyên, diệt trừ các nghiệp quả.
• Người khác không thể can thiệp vào nhân quả của ta nên ta không lo bị người khác hại
mình hoặc ta không trông chờ người khác giúp được mình, mà tất cả là tự mình gieo
nhân gì thì mình sẽ gặt quả đó.
Cần luôn luôn khởi tâm tốt để đón nhận những quả tốt trong tương lai.
Đức Phật dạy:
“Vạn sự trách mình”
“Bạn phải trông chờ mọi thứ từ chính mình”
+ Khi hành động suy xét trước hành động đó sẽ tạo ra quả gì để quyết định có làm
hay không? Ta làm một việc vì nhận ra giá trị của bản thân là con Trời con Phật và nhận
ra giá trị của Trí tuệ mà làm.
“Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”
+ Rà soát lại những quả mình đang có sẽ biết được trong quá khứ mình đã từng làm
gì tốt để phát huy? Từng làm gì sai để sửa sai và hóa giải hệ quả.
“Truy quả tìm nhân”
5
Скачать